Xe máy sang đường suýt bị xe tải tông trúng: Ai đúng, ai sai?
Ngay phút thứ 15, cầu thủ Nguyễn Duy Long của VTV đã mở tỷ số trận đấu. Thủng lưới sớm, đội Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tràn lên, dồn ép đội bóng đá VTV trong suốt phần lớn thời gian còn lại của trận đấu.New Zealand ưu ái học sinh Việt Nam, vì sao?
Theo đó, tối qua 14.3 nhiều trang mạng xã hội ào ạt chia sẻ hình ảnh mặt trăng có màu đỏ thẫm như máu cùng dòng trạng thái khẳng định: "Bầu trời ngay lúc này được chụp tại Tà Xùa, Sơn La".Chưa rõ độ thực hư của hình ảnh, thông tin trên, tuy nhiên các bài đăng nhanh chóng nhận về lượt tương tác "khủng". Nhiều cư dân mạng bày tỏ sự ngạc nhiên, khẳng định đây là hiện tượng nguyệt thực ở Việt Nam hay còn gọi là "trăng máu". Mặt khác nhiều ý kiến phản bác, cho rằng tối qua Việt Nam không có hiện tượng nguyệt thực, đây có thể là một hiện tượng khác hoặc hình ảnh đã qua chỉnh sửa. Tài khoản Mai Thế Biển bình luận sau khi quan sát hình ảnh: "Trăng máu!"."Nhìn giống AI vẽ hơn", Dương Yumi Nguyễn nhận xét. Nickname Anh Piano cho biết: "Chỗ mình trăng vẫn sáng vằng vặc". Tài khoản Ngọc Ngà nói: "Mình ở Hà Giang, nãy trăng vừa lên mình thấy trăng đỏ lắm mà giờ hết đỏ rồi!".Cũng trong hôm qua 14.3, nhiều nơi khác trên thế giới như ở Mỹ, Canada và các nước còn lại ở Bắc và Nam Mỹ có vị trí lý tưởng để chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần, khi trăng tròn chuyển sang màu đỏ trong hơn 1 giờ đồng hồ. Tuy nhiên, hiện tượng này hoàn toàn không thể quan sát được ở Việt Nam.Trăng tròn tháng 3 được gọi là Trăng Giun. Tên của nó bắt nguồn từ những con giun đất xuất hiện khi đất ấm lên. Người Anglo Saxon gọi trăng tròn tháng 3 là Trăng Mùa Chay, bắt nguồn từ tiếng Đức và có nghĩa là mùa xuân. Trăng Mùa Chay cũng được dùng để chỉ thời kỳ mùa chay của Kitô giáo trước Lễ Phục sinh.Những tên gọi khác cũng liên quan đến sự "thức tỉnh" của thiên nhiên vào mùa xuân: các bộ lạc người Mỹ bản địa gọi nó là Trăng Quạ, Trăng Vỏ Tuyết và Trăng Nhựa Cây hoặc Trăng Đường . Những cái tên của người châu Âu là Trăng Gió, Trăng Cày, Trăng Chết.Quan sát những hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội, một chuyên gia cho biết những ý kiến khẳng định tối qua Việt Nam có nguyệt thực là hoàn toàn không chính xác. Theo đó, trong lần nguyệt thực ngày 13 - 14.3, Việt Nam không nằm trong vùng quan sát được.Trong năm 2025 này, người yêu thiên văn văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng lần nguyệt thực toàn phần nhưng phải chờ đến tháng 9.2025 tới đây. Nguyệt thực này diễn ra vào ngày 7 - 8.9, có thể quan sát được tại châu Âu, châu Á, Úc, châu Phi và một số khu vực phía đông Nam Mỹ, Alaska và Nam Cực. Về hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội tối qua, chưa thể khẳng định được thực hư và độ chính xác, tuy nhiên chuyên gia này cho rằng không loại trừ khả năng ảnh đã qua chỉnh sửa để mặt trăng trở nên đỏ hơn. Trên thực tế, nhiều người cũng đã từng chứng kiến mặt trăng có màu đỏ như máu ở đường chân trời dù không xảy ra hiện tượng nguyệt thực. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì?Chia sẻ với Thanh Niên, anh Nguyễn Anh Tuấn, Cựu chủ nhiệm CLB Thiên văn nghiệp dư TP.HCM (HAAC) cho biết khi ánh sáng từ mặt trăng, mặt trời đến mắt chúng ta sẽ phải đi qua bầu khí quyển của trái đất, và có hiện tượng tán xạ của các hạt phân tử khí, hạt bụt, hạt hơi nước trong bầu khí quyển với ánh sáng này.Các ánh sáng có bước sóng ngắn như màu xanh da trời dễ bị tán xạ hơn các ánh sáng bước sóng dài như màu đỏ. Khi mặt trăng, mặt trời ở thấp dưới chân trời lúc bình minh hay hoàng hôn, ánh sáng từ các thiên thể này sẽ đi qua lớp khí quyển dày hơn và hiện tượng tán xạ xảy ra càng mạnh vì thế sẽ có màu đậm hơn với khi nó ở trên cao.Đặc biệt nếu trong khí quyển có nhiều hơi nước, hoặc ô nhiễm khói bụi thì hầu hết ánh sáng bước sóng ngắn đều bị tán xạ chỉ có bước sóng dài, màu đỏ là đến được mắt ta."Vì thế đôi lúc ta thấy mặt trăng đỏ như máu, hay mặt trời đỏ ở phía chân trời, đó là dấu hiệu của bầu trời bị ô nhiễm không khí nặng hoặc do hơi ẩm nhiều. Như vậy, ô nhiễm không khí càng nhiều hoặc hơi ẩm càng cao thì màu sắc mặt trăng càng đỏ", Cựu chủ nhiệm HAAC lý giải.
Công ty Nhiệt điện Duyên Hải tăng cường tiết kiệm điện mùa nắng nóng
Ngày 16.1, bà Hồ Thị Thùy Dương (48 tuổi, ở TP.Cam Ranh, Khánh Hòa) cho biết đã nhận được thông báo thụ lý vụ án của TAND TP.Cam Ranh về vụ "tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại, chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu xin lỗi công khai" và bà là nguyên đơn, còn bị đơn là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).Bà Dương thông tin, trước đó, bà từng khởi kiện Sacombank trong vụ án "tranh chấp về đòi tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại", yêu cầu Sacombank trả lại số tiền thất thoát trong tài khoản của bà tại ngân hàng này gồm 46,9 tỉ đồng và tiền lãi trả chậm.Tháng 7.2024, TAND TP.Cam Ranh tuyên án sơ thẩm vụ án dân sự nói trên và đánh giá lỗi trong vụ việc này thuộc về phía Sacombank. Bản án sơ thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Dương và buộc Sacombank phải có trách nhiệm trả số tiền trên cùng với tiền lãi, bồi thường về những thiệt hại gây ra cho khách hàng theo quy định pháp luật.Trong đơn khởi kiện lần này, bà Dương cho rằng Giám đốc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (người được Sacombank ủy quyền) đã có hành vi "xúc phạm danh dự, gây thiệt hại về uy tín, nhân phẩm" của bà sau khi ngân hàng thua kiện vụ án vừa nêu ở cấp sơ thẩm.Cụ thể, tháng 8.2024, Giám đốc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa ký văn bản gửi Công an tỉnh Khánh Hòa đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự đối với bà Hồ Thị Thùy Dương, với cáo buộc bà cố ý cấu kết với Nguyễn Thị Thanh Hà, cựu phó Phòng giao dịch Sacombank Chi nhánh Cam Ranh (đang bị điều tra), để chiếm đoạt tiền của ngân hàng này.Trong đơn đề nghị của phía Sacombank có nêu: "...Bà Dương tuy không trực tiếp đến giao dịch tại ngân hàng rút tiền mặt nhưng thực tế bà Dương đã thông đồng với bà Hà", "đề nghị cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự đối với bà Hà và bà Dương trong việc câu kết với nhau để chiếm đoạt 46,9 tỉ đồng là tài sản của ngân hàng".Liên quan đến đơn trên, Viện KSND tỉnh Khánh Hòa lần lượt có phiếu chuyển đơn vào tháng 8 và tháng 9.2024 đến TAND tỉnh Khánh Hòa xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa không thụ lý đơn của Sacombank, trong thông báo đến TAND tỉnh Khánh Hòa vào tháng 11.2024.Trong đơn khởi kiện, bà Dương cho biết "từ một khách hàng gửi tiền rồi bị mất tại Sacombank, nay bà bỗng nhiên trở thành bị hại" nên khởi kiện. Nguyên đơn đề nghị tòa buộc bị đơn bồi thường thiệt hại về sức khỏe, danh dự bị xâm phạm với tổng số tiền hơn 140 triệu đồng, đồng thời yêu cầu xin lỗi công khai.Ngày 15.1, TAND tỉnh Khánh Hòa đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án "tranh chấp về đòi tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại" giữa nguyên đơn là bà Dương và bị đơn là Sacombank do có kháng cáo của ngân hàng. Sau phần xét hỏi, HĐXX phúc thẩm đã quyết định tạm ngưng phiên tòa, sẽ mở lại vào ngày 17.1 để bắt đầu phần tranh luận.
Thông qua việc góp mặt tại hai triển lãm này, Canadian Wood Việt Nam đã khẳng định mạnh mẽ cam kết vào sự phát triển bền vững của ngành gỗ Việt. HAWA Expo và VIFA Expo là triển lãm thường niên được trông chờ bậc nhất của ngành gỗ và nội thất, thu hút sự tham gia của các đơn vị triển lãm và khách tham quan từ khắp nơi trên thế giới. Tại triển lãm HAWA năm nay, Canadian Wood Việt Nam giới thiệu những bộ sưu tập nội thất đặc sắc từ các công ty chuyên sản xuất đồ nội thất xuất khẩu. Đây cũng là những doanh nghiệp tham gia Chương trình "Trải nghiệm gỗ Canada – Canadian Wood Trial Program'. Trong lần thứ năm tham dự triển lãm này, Canadian Wood Việt Nam mang đến không gian trưng bày ấn tượng, cùng những trải nghiệm chân thật về gỗ Canada qua các bộ sưu tập nội thất được làm từ năm loại gỗ tiêu biểu: Độc cần bờ Tây, Linh sam Douglas, Tuyết tùng đỏ bờ Tây, Bách vàng, Vân sam – Thông–Linh sam. Ngoài ra, bảng màu minh họa hoàn thiện các mẫu gỗ đa dạng gam màu từ trầm ấm cho đến tươi sáng, giúp khách tham quan có góc nhìn thực tế hơn về tính ứng dụng, độ hoàn thiện, và khả năng tương thích với nhiều tông màu – một trong những ưu điểm của gỗ Canada nhờ đặc tính sở hữu thớ gỗ trắng."Với đông đảo khách tham quan tại cả hai triển lãm, chúng tôi rất phấn khởi khi nhận thấy sự quan tâm ngày càng lớn dành cho các chủng loại gỗ bền vững từ British Columbia, Canada," ông Trần Thanh Vẹn, Giám đốc Quốc gia của Canadian Wood Việt Nam chia sẻ: "Chúng tôi luôn đặt trọng tâm vào việc hỗ trợ các nhà sản xuất, giúp họ lựa chọn và ứng dụng gỗ Canada vào sản phẩm nội thất chất lượng cao. Các hoạt động này là một phần tất yếu trong chiến lược phát triển tại thị trường Việt, đồng thời thể hiện nỗ lực đóng góp vào sự tăng trưởng của ngành gỗ Việt Nam của chúng tôi".Canadian Wood là cơ quan chính phủ, không tham gia thương mại gỗ. Tại Việt Nam, đơn vị tập trung đào tạo, quảng bá và tập huấn chuyên môn. Từ năm 2018, Canadian Wood Việt Nam là đối tác tin cậy của các nhà máy sản xuất nội thất, giúp tiếp cận nguồn gỗ bền vững từ B.C."Trong bối cảnh các sản phẩm thân thiện với môi trường đang trở thành xu hướng chủ đạo của ngành sản xuất nội thất, gỗ Canada càng được ưa chuộng nhờ đáp ứng đầy đủ tiêu chí này. Những phản hồi tích cực từ các nhà sản xuất, thiết kế nội thất đã khẳng định khả năng ứng dụng linh hoạt và đa dạng của các chủng loại gỗ Canada", ông Trần Thanh Vẹn chia sẻ.Trong khi nhu cầu sử dụng các vật liệu bền vững tăng cao, gỗ Canada được xem là lựa chọn đáng tin cậy. Gỗ nhập khẩu từ Canada đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn nghiêm ngặt của những chương trình chứng nhận toàn cầu, bao gồm Chương trình Chứng nhận Chứng chỉ rừng (PEFC) và Hội đồng Quản lý rừng (FSC), từ đó mang đến cho các nhà sản xuất tại Việt Nam nguồn gỗ chất lượng cao, hợp pháp, và bền vững, đáp ứng được yêu cầu của nhà bán lẻ toàn cầu.Việc tham gia các triển lãm này là một phần trong chuỗi hoạt động thường niên của Canadian Wood Việt Nam, nhằm góp phần quảng bá và gia tăng nhận thức về các giải pháp gỗ bền vững ở thị trường Việt. Sự góp mặt tại những sự kiện quan trọng trong ngành gỗ không chỉ tăng cường sự hiện diện, mà còn khẳng định cam kết của Canadian Wood Việt Nam trong nỗ lực kết nối các nhà sản xuất với những nguồn cung cấp gỗ bền vững và đáng tin cậy.
Những mẫu ô tô bán chạy nhất từng phân khúc xe tại Việt Nam sau quý 1/2024
Sau khi trùng tu và đưa vào hoạt động trở lại vào ngày 1.8.2024, Hải Vân quan trở thành điểm check-in của người dân trong và ngoài nước vào dịp Tết Ất Tỵ. Hải Vân Quan được xây dựng vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826), tọa lạc trên đỉnh đèo Hải Vân, ở độ cao 496 m so với mặt nước biển, thuộc dãy núi Bạch Mã - Hải Vân. Ngày nay, Hải Vân quan thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, TP.Huế và P. Hòa Hiệp Bắc, Q.Liên Chiểu, TP.Đà Nẵng. Ngày 14.4.2017, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Hải Vân quan là di tích cấp quốc gia.Trong những ngày xuân nắng ấm, người dân Đà Nẵng, Huế chạy xe máy, ô tô theo lên Hải Vân quan chụp hình. Không khí xuân tràn ngập Hải Vân quan. Ông Nguyễn Thanh Sáu - nhân viên bảo vệ Hải Vân quan cho biết: "Tết Ất Tỵ là năm đầu tiên người dân tham quan Hải Vân quan sau 2 năm trùng tu. Bình thường chủ yếu là người nước ngoài nhưng dịp tết thì người Việt đông hơn. Lượng khách những ngày tết ước tăng gấp 2 - 3 so với ngày thường".Hải Vân quan - Đồn Nhất còn là biểu tượng quật cường của quân dân Liên khu V. Trong kháng chiến chống Pháp, đèo Hải Vân và Hải Vân quan trở thành khu vực trọng điểm và là vị trí chiến lược.